Bạn có thể sử dụng tham số what-if (nếu-thì) để tạo ra các viễn cảnh và phân tích chúng. Tham số What-if là một tính năng cực kỳ mạnh trong Power BI bởi vì chúng cho phép bạn quan sát dữ liệu lịch sử và phân tích điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu có một viễn cảnh nào đó xảy ra, từ đó bạn có thể phân tích và dự báo tương lai.
Bạn có thể sử dụng tham số what-if trong mọi tình huống, chẳng hạn quan sát thay đổi của doanh số bán hàng khi giảm giá sâu hơn. Trong ví dụ này, bạn muốn giúp team Sales phân tích xem họ cần phải đạt tăng trưởng bao nhiêu % trong các viễn cảnh khác nhau để đạt được doanh thu thuần 2 triệu đô la mỗi tháng.
Tạo tham số what-if
Để tạo ra một tham số what-if, đi đến thẻ Modeling và chọn New Parameter.

Trên cửa sổ What-if parameter, thiết lập các thông tin về tham số mới. Trong ví dụ này, bạn thay đổi tên tham số thành Sales Forecast Percentage và chọn Fixed decimal number trong danh sách Data type, để biểu thị cho đơn vị tiền tệ trong dự báo của mình. Sau đó, bạn đặt Minimum (giá trị nhỏ nhất) là 1, Maximum (giá trị lớn nhất) là 1.50, và Increment (bước nhảy tăng dần) là 0.05, và sau đó đặt Default là 1.00. Click chọn Add slicer to this page để Power BI tự động thêm slicer với tham số what-if trên trang báo cáo hiện tại, sau đó chọn OK.

LƯU Ý: Đối với số thập phân, hãy nhớ thêm số 0 vào trước dấu thập phân, chẳng hạn như 0.50 thay vì chỉ .50. Nếu không, máy tính sẽ không nhận diện được số này và bạn không thể chọn OK.
Bạn sẽ thấy trang báo cáo của bạn có thêm một slicer mới. Bạn có thể di chuyển thanh trượt để xem các con số tăng theo cài đặt trước đó. Bạn sẽ thấy có thêm một trường mới là bảng Sales Forecast Percentage trên ngăn Fields và khi bạn mở rộng trường đó, bạn sẽ thấy tham số what-if parameter đã được chọn.

Tương tự bạn sẽ thấy có một measure mới được tạo ra. Bạn có thể sử dụng measure này để thể hiện giá trị hiện tại của tham số what-if.

Hãy chú ý rằng một khi bạn tạo ra tham số what-if, cả tham số và measure đều sẽ trở thành một phần của mô hình dữ liệu của bạn. Vì vậy, chúng có thể được sử dụng trên các trang báo cáo khác. Ngoài ra, vì chúng là một phần của mô hình, bạn có thể xóa slicer khỏi trang báo cáo. Nếu bạn muốn nó trở lại, bạn chỉ cần kéo tham số what-if từ danh sách Fields vào trang báo cáo, sau đó thay đổi kiểu biểu đồ thành slicer.
Sử dụng tham số what-if
Sau khi tạo ra tham số what-if, để có thể sử dụng được, bạn cần tạo ra một measure mới có giá trị điều chỉnh theo thanh trượt. Bạn có thể tạo các measures phức tạp hơn, tuy nhiên, trong ví dụ này, chúng ta sẽ làm đơn giản – measure mới này là tổng doanh số bán hàng, cùng với tỷ lệ % dự báo như minh họa trong hình ảnh sau đây.

Tiếp theo, bạn tạo biểu đồ cột ghép với axis là MonthName, values là GrossSales và measure vừa tạo – Gross Sales Forecast.
Bạn sẽ thấy rằng ban đầu, các cột là như nhau, nhưng khi bạn di chuyển thanh trượt, bạn sẽ thấy cột Gross Sales Forecast.
Để nâng cao hơn, bạn có thể thêm một đường kẻ ngang làm KPI để quan sát rõ hơn xem tổ chức của bạn đang ở gần hay xa mục tiêu đã đề ra. Như trong ví dụ mình đề cập, bạn thêm đường cố định thể hiện giá trị 2 triệu đô la để làm ngưỡng hay KPI để đối chiếu. Sau đó bạn di chuyển thanh trượt để tìm ra xem mỗi tháng bạn cần phải tăng doanh số lên bao nhiêu phần trăm để đạt được mức doanh số đó. Trong hình dưới đây, tổng doanh thu cần tăng 1.40% để đạt được ngưỡng doanh thu 2 triệu đô la.

Vậy là chúng ta vừa đi qua một bài rất hay về tham số what-if. Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay những kiến thức vừa rồi vào sản phẩm của bản thân. Đừng quên là các bạn hoàn toàn có thể tham khảo chi tiết các khóa học của Datapot trên tại đây nhé.