fbpx
  • Hoang’s Blog
  • Career Stories
No Result
View All Result
  • Hoang’s Blog
  • Career Stories
No Result
View All Result
No Result
View All Result

XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CỔNG KẾT NỐI TRÊN POWER BI DESKTOP

May 11, 2023
in Skills & Knowledge, Power BI, Technique, Tutorials
Share on FacebookShare on LinkedinShare on Email

Cổng kết nối (Gateway) cho phép các tổ chức lưu trữ cơ sở dữ liệu và các nguồn dữ liệu khác trên mạng lưới tại chỗ (on-premises networks), và truy cập các dữ liệu tại chỗ đó trong các dịch vụ đám mây, chẳng hạn như Power BI và Azure Analysis Services. Tuy nhiên trong quá trình làm việc thực tế, mình đã gặp không ít sự cố về kết nối và cổng kết nối. Trong bài viết lần này, mình sẽ giúp các bạn cách xử lý vấn đề đó.

Một cổng kết nối sẽ tạo điều kiện luồng giao tiếp từ người dùng trên đám mây đến nguồn dữ liệu tại chỗ của bạn, rồi quay lại đám mây. 

Xử lý các vấn đề về cổng kết nối trên Power BI

Có hai loại on-premises gateway: 

  • Organization mode – Cho phép nhiều người dùng kết nối với nhiều on-premises data sources và phù hợp với các tình huống phức tạp. 
  • Personal mode – Cho phép một người dùng kết nối với các nguồn dữ liệu. Nó phù hợp trong trường hợp bạn là người duy nhất trong tổ chức tạo báo cáo. Bạn cài đặt cổng trên máy tính cục bộ của mình, cần phải kết nối internet để cổng kết nối hoạt động. 

Sử dụng cổng kết nối dữ liệu tại chỗ  

Trước khi kết nối tới on-premises data source, bạn cần cài đặt on-premises data gateway (cổng kết nối dữ liệu tại chỗ), sau đó thiết lập nó cho phù hợp với nhu cầu tổ chức của bạn. Quản trị viên thường là người thực hiện việc này. 

Sau khi hoàn thành tạo và cài đặt, bạn có thể bắt đầu cổng và đăng nhập bằng tài khoản Office 365 của doanh nghiệp bạn. 

Xử lý các vấn đề về cổng kết nối trên Power BI

Khi bạn đang làm việc trong cloud và tương tác với một thành phần nào đó được kết nối với một on-premises data source, rất có thể bạn sẽ gặp các hành động sau: 

  • Dịch vụ đám mây tạo truy vấn và thông tin đăng nhập được mã hóa cho nguồn dữ liệu tại chỗ. Truy vấn và thông tin đăng nhập được gửi đến hàng đợi cổng để xử lý. 
  • Dịch vụ đám mây cổng kết nối phân tích truy vấn và đẩy yêu cầu đến Azure Service Bus. 
  • Azure Service Bus gửi các yêu cầu đang chờ xử lý đến cổng. 
  • Cổng kết nối nhận được truy vấn, giải mã thông tin đăng nhập và kết nối với một hoặc nhiều nguồn dữ liệu với các thông tin đăng nhập đó. 
  • Cổng kết nối sẽ gửi truy vấn đến nguồn dữ liệu đang chạy. 
  • Kết quả được gửi từ nguồn dữ liệu trở lại cổng và sau đó đến dịch vụ đám mây. Dịch vụ sau đó sử dụng kết quả. 
Xử lý các vấn đề về cổng kết nối trên Power BI

Xử lý cổng kết nối tại chỗ tại chỗ  

Khắc phục sự cố cổng kết nối là một chủ đề luôn luôn có sự thay đổi, do vậy hãy thường xuyên cập nhật các giải pháp xử lý mới nhất ở các trang sau: 

  • Để tìm hiểu cách chạy thử nghiệm cổng mạng, xem Adjust communication settings for the on-premises data gateway. 
  • Để tạo proxy cho cổng kết nối xem Configure proxy settings for the on-premises data gateway. 
  • Để tìm vùng trung tâm dữ liệu hiện tại, xem Set the data center region. 

Các dịch vụ đám mây như SharePoint Online không yêu cầu bất kỳ cổng kết nối nào, bởi vì dữ liệu đã có sẵn trong đám mây. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin đăng nhập của mình để thiết lập kết nối nguồn dữ liệu. 

Nếu báo cáo của bạn không refresh, hãy chắc chắn rằng thông tin đăng nhập vào nguồn dữ liệu (data source credentials) của bạn đã được cập nhật mới nhất. 

Xử lý các vấn đề về cổng kết nối trên Power BI

Nếu thông tin đăng nhập vào nguồn dữ liệu đã được cập nhật mà bạn vẫn không refresh được dữ liệu, bạn cần phải tìm hiểu sâu hơn để tìm ra lý do và cách xử lý.  

Vậy là bạn đã học thêm được những tính năng hết sức tuyệt vời của Power BI để hỗ trợ quản lý bộ dữ liệu. Đừng ngần ngại mà hãy thao tác các tác vụ này ngay bây giờ để tránh quên kiến thức nhé. Các bạn có thể tham khảo thêm các khóa học của Datapot tại đây.  

Tags: #gateway#powerbi
ShareShareSend
Previous Post

CÁCH TỰ ĐỘNG CẬP NHẬT DỮ LIỆU (SCHEDULED REFRESH) TRONG POWER BI SERVICE 

Next Post

CÁCH TẠO BÁO CÁO ĐỘNG POWER BI VỚI THAM SỐ

Tô Mạnh Hoàng

Tô Mạnh Hoàng

Related Posts

SQL

Temporal table: Lưu trữ và truy vấn dữ liệu quá khứ dễ dàng

May 30, 2023

Temporal table là một loại bảng trong SQL Server có tính năng hỗ trợ lưu trữ dữ liệu tại nhiều khoảng thời gian trong cơ sở dữ liệu.

Data

Dynamic Row-level Security: Tổ chức dữ liệu và phân quyền trong Power BI

May 30, 2023

Phân quyền trong Power BI cho người dùng là một phần quan trọng trong cả quy trình ứng dụng dữ liệu trong doanh nghiệp. Bởi nó ảnh hưởng đến bảo mật dữ liệu và giải quyết các vấn đề...

SQL

Câu lệnh JOIN trong SQL và các lưu ý khi Phân tích dữ liệu

May 11, 2023

Câu lệnh JOIN trong SQL Server (Phép nối) là một trong những kỹ thuật biến đổi dữ liệu quan trọng trong phân tích dữ liệu

Azure

LƯU TRỮ DỮ LIỆU PHI QUAN HỆ VỚI AZURE STORAGE

May 11, 2023

Lưu trữ dữ liệu phi quan hệ như video, ảnh, văn bản tự do, thông tin mã hóa,...bằng kho Azure Table Storage và Azure Blob Storage

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Categories

  • Azure (1)
  • Chuyện nghề (2)
  • Data (6)
  • Power BI (21)
  • Skills & Knowledge (29)
  • SQL (9)
  • Technique (30)
  • Tutorials (38)

Most Popular

  • Câu lệnh JOIN trong SQL và các lưu ý khi Phân tích dữ liệu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • XÂY DỰNG BỐ CỤC BÁO CÁO POWER BI

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT POWER BI CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • TÌM HIỂU VỀ IDENTITY VÀ SEQUENCE TRONG SQL 

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • TÌM HIỂU VỀ CÔNG VIỆC CỦA DATA ANALYST

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • About me
  • Privacy Policy
hoangtomanh@gmail.com

© 2022 Hoang 's blog

No Result
View All Result
  • Hoang’s Blog
  • Career Stories